1. Tại sao cần thay nước cho bể thuỷ sinh ?
1.1. Loại bỏ và bổ sung các chất cần thiết
Hồ cá là những hệ thống khép kín, nơi tập trung các hóa chất và chất dinh dưỡng đi vào liên tục tích tụ theo thời gian. Các khoáng chất được thêm vào bể thủy sinh qua quá trình cho cá ăn, chuyển hóa tự nhiên, xử lý sinh học, qua bộ lọc, qua cột nước. Cùng với đó chúng cũng giảm đi khi nước bay hơi, do cá hấp thụ,… Tạo sự cân bằng, tăng chất lượng nước trong hồ.
Tuy nhiên, lượng hóa chất đi vào theo những cách trên không đủ cân bằng với lượng mất đi. Khi hệ thống hồ cá không cân bằng, điều kiện hồ cá không như mong muốn do chất lượng nước kém bắt đầu xuất hiện. Để ngăn ngừa ảnh hưởng của việc giảm chất lượng nước, người chơi cá phải can thiệp bằng cách thay nước thường xuyên.
1.2. Loại bỏ các chất độc Nitrogen (NH4, NO32-, NO2-)
Amoniac, nitrit và nitrat là các hợp chất nitơ có hại cho cá. Quá trình lọc sinh học (xử lý chất amoniac của hệ vi sinh trong hồ) amoniac, chuyển nó thành nitrit, cuối cùng thành nitrat. Hầu hết các hệ thống hồ cá thiếu điều kiện lý tưởng và không đạt hiệu quả xử lý nitrat. Kết quả sự tích tụ nitrat trong bể cá.
Khả năng chống chịu nitrat của cá không được tốt, nồng độ nitrat cao như vậy sẽ làm cho chúng căng thẳng dễ bị stress. Khi đó, cá trở nên dễ bị bệnh hơn. Đối với san hô nhạy cảm và động vật không xương sống, thậm chí nồng độ nitrat thấp cũng có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng và sức khỏe.
1.3. Giảm những sản phẩm hữu cơ
Việc loại bỏ thường xuyên các chất hữu cơ phân rã trong quá trình thay đổi nước rất quan trọng. Khi chất thải hữu cơ bị phá vỡ, chúng thải ra các sản phẩm nitơ, photpho, và các hóa chất khác có thể dẫn đến chất lượng nước kém.
Trong trường hợp cực đoan, việc phân huỷ các chất hữu cơ tạo ra môi trường axit có thể làm giảm khả năng chứa ion có lợi của nước (tức là môi trường axit cao sẽ gây ra một số phản ứng giữa H+ và các ion âm có lợi) và sự thay đổi pH có thể xảy ra. Duy trì độ pH cao, ổn định đặc biệt quan trọng đối với các bể thủy sinh.
1.4. Cải tạo chất lượng nước
Thay đổi nước thường xuyên giúp loại bỏ sự ngả màu và mùi hôi của nước trong hồ cá. Ngoài các lợi ích thẩm mỹ, nước trong sạch đóng một vai trò quan trọng trong bể cá cảnh. Nước trong và sạch sẽ đảm bảo khả năng chiếu sáng của đèn xuống đáy bể là tốt nhất, đảm bảo không xảy ra tình trạng tán xạ, khúc xạ hay giảm cường độ sang do nước bị ngả màu. Thay đổi nước thường xuyên giúp duy trì nước sạch để tối ưu sự thâm nhập của ánh sáng và san hô khỏe mạnh.
Đối với việc chăm sóc cá nhỏ, chất lượng nước hồ cá vô cùng quan trọng. Nước nuôi phải luôn trong sạch, nồng độ pH phải được duy trì ổn định ở mức hợp lý. Nhiệt độ nước và nồng độ pH nếu bị thay đổi đột ngột có thể làm cá bị sốc và chết, vì vậy cần giữ môi trường sống ổn định
2. Bao lâu nên thay nước cho bể thuỷ sinh ?
Thay nước cho bể thủy sinh chỉ nên từ 30-50% nước hồ mỗi 1-2 tuần. Thay nhiều hay ít, thường xuyên hay không thường xuyên tùy thuộc vào lượng cá mà ta thả trong hồ và công xuất – chất lượng của hệ thống lọc, chứ không phải là tùy thuộc kích thước hay dung tích hồ.
Không nên thay nhiều hơn 50% nước trong mỗi lần thay nước hồ. Khi bạn thay nước giúp loại bỏ được rất nhiều chất độc, thay nước cũng là dịp để bạn phát hiện ra những điều bất thường xuất hiện và ảnh hưởng tới hồ thủy sinh, nhưng thay nước nhiều và liên tục sẽ làm hao hụt hệ vi sinh, làm môi trường nước thay đổi nhanh, dẫn tới sự mất ổn định ở hệ động thực vật trong hồ.
Điều này có thể làm thay đổi chỉ số chất lượng nước nhanh chóng như độ pH gây ảnh hưởng bất lợi tương tự như trong trường hợp thay đổi nhiệt độ nước đột ngột. Để xử lý nước, bạn có thể dùng thuốc khử Clo, thuốc diệt rêu/ốc hoặc thuốc thử pH; tăng/giảm pH, men làm trong nước…để tạo môi trường tốt cho cá. Còn khi bạn thay nước ít quá sẽ làm tồn đọng chất độc trong bể, gây ra những hệ quả không tốt.
3. Hướng dẫn thay nước cho bể thuỷ sinh
Bước 1: Chuyển cá cảnh sang bể chứa tạm thời
Trước khi thay nước bể cá, bạn cần phải chuyển cá sang một môi trường sống tạm thời, có thể sử dụng xô, chậu,… đủ rộng để chứa hết số lượng cá trong bể của bạn. Ngoài ra bạn cũng phải xử lý nước trong bể chứa tạm thời có pH cần bằng với nước trong bể cũ để cá không bị sốc. Đồng thời không nên để bể cá ở nơi có ánh nắng trực tiếp, tránh tác động của con người, thú nuôi.
Bước 2: Làm sạch bể cá cũ
Loại bỏ hoàn toàn lượng nước bẩn trong bình cũ sau đó rửa sạch vật trang trí với một ít muối loãng và nước ẩm đảm bảo loại bỏ hết bụi bẩn. Cọ rửa sạch sẽ bể cá, để khô bể và vật trang trí.
Bước 3: Chuyển cá lại bể cũ
Sau khi thay nước bể cá cảnh hoàn thiện, bạn tiến hành đưa cây cảnh, đồ trang trí trở lại bể cũ, sắp xếp môi trường như ban đầu rồi đổ nước sạch đã qua xử lý vào. Bạn có thể đổ nước và để qua đêm trước khi cho cá quay trở lại bể cũ nhé.
Việc làm này cần đảm bảo cẩn thận không được làm đổ cũng như dính hóa chất như xà phòng, nước tẩy rửa… sẽ ảnh hưởng để sức khỏe của cá cảnh.
Sau khi thay nước bể cá thành công, bạn có thể ngồi lại quan sát xem tình trạng cá như thế nào, hình thái, màu sắc, khả năng bơi… khi được chuyển sang môi trường nước mới. hãy đảm bảo là chú cá của bạn thích nghi nhanh nhất với môi trường mới.
4. Một số lưu ý khi thay nước hồ thủy sinh?
Khi thay nước bể thủy sinh cần chú ý một số điều sau đây:
– Nhớ khử Clo trong nước máy mới
– Hiểu rõ nước máy của khu vực bạn đang ở có chất gì, pH bao nhiêu,… Ví dụ: Một số nơi nước máy có hàm lượng Ca rất cao nhưng lại không có Mg, thì khi thay nước mình phải bổ xung những chất còn thiếu
– Nhớ hút nước và cặn ở tầng đáy hồ khi thay nước. Những hồ nào không hút cặn thường là rất khó trồng Trân Châu Ngọc Trai hay Cuba
– Vào nước nhẹ nhàng, tránh làm xáo trộn nền
– Dọn dẹp lau chùi sạch sẽ sau khi thay nước
– Nếu bể thủy sinh mới setup nên thay hàng ngày trong 1 – 2 tuần đầu.
Hi vọng những thông tin trên hữu ích cho bạn
Xem thêm :
>>> Bể cá thủy sinh tại Hà Nội có giá bao nhiêu ?
>>> Tổng hợp các mẫu bể cá rồng đẹp 2022