Chứng Khí Hư, Những bài thuốc dân gian giúp bổ khí ích phế

Đối với những người thể chất khí hư mà nói, thuốc và thức ăn bổ khí hằng ngày, đặc biệt là thuốc bổ khí có tác dụng cường thân kiện thể.

– Thuốc hành khí là các thuốc điều hoà phần khí trong cơ thể. Có hai loại bệnh: khí hư và khí trệ. Khí hư dùng thuốc bổ khí; khí trệ dùng thuốc hành khí.

– Nguyên nhân gây khí trệ do:

+ Khí hậu không điều hoà.

+ Ăn uống không điều độ.

+ Tính chí uất kết.

– Các bộ vị hay bị khí trệ: tỳ vị, can khí, phế khí và các khiếu. Khi sự lưu chuyển ở những tạng phủ này bị tắc lại gây các chứng khí trệ, khí uất, khí nghịch, khí bế.

– Các vị thuốc hành khí thường có khí vị cay, ấm thơm (phương hương).

– Trên lâm sàng thường chia làm 3 loại:

+ Loại hành khí giải uất.

+ Loại phá khí giáng nghịch.

+ Loại thuốc khai khiếu.

Tác dụng chung

– Vận tỳ hành trệ: Chữa chứng khí trệ ở tỳ vị, cụ thể có tác dụng kích thích tiêu hoá; chậm tiêu, ợ hơi, đầy bụng, chống mót rặn, nôn mửa chống táo bón do trường lực cơ giảm; chống các cơn đau do co thắt đường tiêu hoá.

– Hành khí chống khó thở, tức ngực, đau liên sườn, ho, hen phế quản.

– Sơ can giải uất: Chứng chữa can khí uất kết, ngực bụng mạng sườn đau tức, hay cáu gắt, thở dài, ảnh hưởng đến kinh nguyệt hay gặp ở các bệnh rối loạn thần kinh chức năng; tâm căn suy nhược, hysteria, rối loạn chức năng tiêu hoá, kinh nguyệt không đều, hậu sản sau sinh…

– Chống các cơn co thắt các cơ: Thần kinh bị kích thích như đau vai. liên sườn, đau lưng cơ năng do lạnh…

– Theo lý luận y học cổ truyền:

+ Khí là soái của huyết, khí hành thì huyết hành, người ta dùng thuốc hành khí để làm tăng tác dụng các thuốc hoạt huyết.

+ Thuốc hành khí làm tăng cường tác dụng của thuốc lợi niệu (hành khi lo niệu) thuốc tả hạ, thuốc điều kinh.

Cấm kỵ

– Những người khí hư, âm hư không nên dùng các vị thuốc có khí vị cay thơm

– Phụ nữ người yếu, có mang không được dùng các vị thuốc phá khí giáng nghịch

– Những người trụy tim mạch, choáng (thoát chứng): mắt nhắm, miệng há tay duỗi, đái ỉa dầm dề, mồ hôi ra nhiều, cấm được dùng thuốc khai khiếu.

Bài thuốc dân gian bổ khí dùng để tham khảo.

1. Bánh trứng gà, đảng sâm, hoàng kỳ giúp bổ khí.

Thành phần: Trứng gà 10 quả; đảng sâm, hoàng kỳ, hồng táo, mỗi loại 20g; cam thảo, đương quy, bạch truật, trần bì, sinh khương, mỗi loại 10g; thăng ma, sài hồ, mỗi loại 5g; đường trắng 500g, soda 2g.

Cách dùng: Đảng sâm, hoàng kỳ, hồng táo, cam thảo, đương quy, bạch truật, trần bì, sinh khương, thăng ma, sài hồ, loại bỏ tạp chất, sấy khô và nghiền nhỏ. Trứng gà cho vào bát, thêm đường trắng vào khuấy đều. Cho thêm bột mì, bột thuốc trên và soda vào khuấy đều. Trong lồng hấp, lót dưới đáy một lớp giấy bạc mỏng, đổ hỗn hợp trứng vào, san đều, hấp khoảng 10 phút, lấy ra, bày trên mâm, dùng dao

cắt thành 20 miếng hình vuông.

2. Cháo tây dương sâm, hoàng kỳ, bạch liên tử giúp bổ khí ích phế.

Thành phần: Tây dương sâm 6g, hoàng kỳ 30g, đại táo 15 quả, bạch liên tử (hạt sen trắng) bỏ tâm 60g, điềm hạnh nhân 15g, gạo tẻ 60g.

Cách dùng: Trước tiên cho tây dương sâm, hoàng kỳ vào 1.000ml nước, đun nhỏ lửa đến khi còn 500ml nước thuốc, bỏ bã. Đại táo bỏ hạt, cho vào nồi nấu cháo với bạch liên tử, điềm hạnh nhân, gạo tẻ. Mỗi ngày ăn 1 thang, ăn liên tục trong 1 tuần.

Công dụng: Món cháo này có tác dụng bổ khí ích phế.

3. Bánh hồng táo, sơn dược giúp bổ khí dưỡng tâm.

Thành phần: Sơn dược 1.000g, hồng táo 150g, anh đào đóng hộp 10 quả, , mỡ lợn, đường trắng, dầu hoa quế và tinh bột thực vật lượng vừa đủ.

Cách dùng: Sơn dược rửa sạch. huộc chín, sau khi nguội bóc vỏ. Hồng táo ngâm nước sạch, bố làm 2 đôi, bỏ hạt. Anh đào bỏ hạt.

Cho mỡ vào trong bát, dải anh đào vào, đặt hống táo xung quanh. Sơn dược thái lát dài, dùng dao băm vỡ, xếp chồng trên táo, xếp một lượt sơn dược lại rắc một lượt đường trắng, lần lượt như vậy cho đến hết. Sau đó rưới lên một ít mỡ lợn, trên cùng cho dầu hoa quế, cho vào lồng hấp. Khi hấp chín, hớt dầu hoa quế ở trên đi, bày ra mâm là xong.

Công dụng: Món này có tác dụng bổ khí kiện tỳ, dưỡng tâm an thân. Thích hợp để điều trị các chứng bệnh tâm tỳ lưỡng hư dẫn đến chán ăn, cơ thế mỏi mệt, phiền muộn, mất ngủ, tự ra mồ hôi…