Sơn vạch kẻ đường giao thông là gì?

Sơn vạch kẻ đường giao thông là gì?

Sơn vạch kẻ đường giao thông được sử dụng để vẽ các vạch chỉ phân chia làn đường, vị trí hoặc hướng đi trong quá trình tham gia giao thông hàng ngày. Đây là một loại sơn đặc biệt được sử dụng trong lĩnh vực giao thông để cảnh báo, hướng dẫn và phân chia chi tiết các vấn đề liên quan đến giao thông, bao gồm phân làn đường, gờ giảm tốc, và bó vỉa giao thông.

Ứng dụng của sơn vạch kẻ đường giao thông

Sơn vạch kẻ đường giao thông được áp dụng tại các vị trí sau đây:

Sơn vạch kẻ đường giao thông trên đường bộ: Được sử dụng để vẽ các loại vạch kẻ đường ngang và đứng.

Sơn vạch kẻ đường giao thông trong bãi đỗ xe: Sử dụng để phân chia và đánh dấu vị trí ô đỗ xe.

Sơn vạch kẻ đường giao thông trong tầng hầm: Dùng để tạo ra các vạch kẻ hướng dẫn trong tầng hầm.

Sơn vạch kẻ đường giao thông cho nền nhà xưởng: Sử dụng để phân chia không gian đi lại và khu vực làm việc trong các nhà xưởng.

Sơn vạch kẻ đường giao thông trong gara ô tô: Trong gara ô tô, thường sử dụng hệ thống sơn Epoxy trên sàn để hỗ trợ công việc. Sơn vạch kẻ đường trong gara ô tô giúp phân chia và hướng dẫn khu vực làm việc cho công nhân.

Phân loại sơn vạch kẻ đường giao thông

Sơn vạch kẻ đường giao thông được chia thành hai loại: sơn không phản quang và sơn có độ phản quang. Mỗi loại sơn vạch kẻ đường có hai dạng sau:

Sơn vạch kẻ đường bằng sơn dẻo nhiệt: Sơn này chứa chất kết dính là nhựa nhiệt dẻo (Maleic, Hydrocarbone C5, Hydrocarbone C9, Petroresin…) và yêu cầu việc gia nhiệt trong quá trình thi công. Sơn vạch kẻ đường bằng sơn dẻo nhiệt có tính chất cơ lý tương thích với bề mặt áp dụng như bê tông asphalt hay bê tông thông thường. Loại sơn này thường được sử dụng cho các vạch kẻ đường giao thông có chiều dày khoảng 1,5 – 2mm, có hoặc không có độ phản quang.

Sơn vạch kẻ đường bằng sơn lạnh: Đây là loại sơn pha sẵn có gốc dầu, gốc Alkyd hoặc gốc Acrylic. Khi thi công, chỉ cần khuấy đều và sử dụng lu, cọ hoặc súng phun để sơn.

Sơn phản quang là gì?

Sơn phản quang là khái niệm được sử dụng rộng rãi trong việc sơn vạch kẻ đường. Giống như sơn vạch kẻ đường bằng sơn lạnh, sơn phản quang cũng là loại sơn 1 thành phần chủ yếu là sơn gốc dầu. Sơn phản quang chứa các chất tạo màng phản quang, hay còn gọi là “bi phản quang”. Khi ánh sáng chiếu vào, các vạch được sơn bằng sơn phản quang sẽ phát sáng, giúp người đi đường quan sát dễ dàng hơn.

Để sơn vạch kẻ đường bằng sơn dẻo nhiệt có độ phản quang, ta cần sử dụng các loại “bi phản quang” trộn vào hoặc rắc lên các vạch kẻ đường trong quá trình thi công.

Xem thêm :

>>> Quy trình thi công sơn kẻ vạch đúng chuẩn

>>> Sơn kẻ đường màu trắng bao nhiêu