Tên 108 Vị Thuốc Bắc Trong Y Học Cổ truyền

Thuốc Bắc là cách gọi ở Việt Nam đối với các loại thuốc được sử dụng trong Đông y của Trung Quốc. Gọi là thuốc Bắc để phân biệt với thuốc Nam là thuốc theo Y học Cổ truyền Việt Nam.

Hầu hết các vị thuốc bắc thường được bào chế dưới dạng các thảo dược đã qua xử lý phần thừa, làm sạch và sấy khô. Một số vị thuốc có thể thích hợp dùng ở dạng tươi như nhân sâm. Hoặc tùy thuộc vào bài thuốc, có thể bổ sung các thành phần từ động vật như vây cá mập, cá ngựa ngâm rượu, rượu tắc kè, các loại cao…

Người ta hay nói có 108 vị thuốc Bắc, nhưng con số này không chính xác. Trung Hoa dược điển của Trung Quốc cho biết có tới vài trăm vị. Các vị thuốc bắc được nghiên cứu từ các thảo dược, ứng dụng trong điều trị bệnh với rất nhiều công dụng. Nắm được ý nghĩa của tên gọi sẽ giúp bạn đọc dễ dàng hơn trong tra cứu thông tin và trong điều trị bệnh.

Cách phân loại 108 vị thuốc bắc

Thuốc Bắc có rất nhiều vị. Để thuận tiện cho việc sử dụng và bào chế, dựa trên các đặc điểm khác nhau trong thành phần hóa học, dược tính, công dụng, người ta chia các vị thuốc bắc làm các nhóm như:

Cách phân loại 108 vị thuốc bắc trong y học cổ truyền

  1. Theo vị: Thông thường, trong Đông y, có 5 nhóm thuốc tương ứng với các vị khác nhau như cay – mặn – ngọt – đắng – chua.
  2. Theo tính: Thuốc bắc có 5 tính cơ bản là tính Hàn (lạnh), tính lương (mát), tính ôn (ấm), tính bình (ổn định).
  3. Phân theo nguyên liệu có ba loại: thực vật, động vật, khác. Người làm thuốc Bắc có thể khai thác các phần khác nhau của một loài thực vật như: rễ, củ, thân, vỏ (vỏ rễ, vỏ thân, vỏ quả, vỏ củ…), lá, hoa, quả, hạt), các bộ phận cơ thể động vật như: xương, da, thịt, mỡ, nội tạng, (thậm chí cả sừng, vây, móng, lông… của chúng), một số loại khoáng chất và tinh thể như hoàng thổ, thạch tín, băng phiến,… làm thuốc Bắc.

Cách đặt tên các vị thuốc bắc phổ biến

Thông qua các cách đặt tên thuốc, bạn có thể nắm bắt được phần nào công dụng và đặc điểm của các vị thuốc đó:

  • Dựa theo công dụng của thuốc: Một số vị thuốc có tên Hán – Việt thường đại diện cho tác dụng của chính nó như Phòng phong (tránh gió, trừ ngoại tà), Ích mẫu (điều trị các bệnh phụ nữ), Tục đoạn (nối các đoạn đứt gãy, dùng trong chữa bệnh gân cốt, xương khớp).

Cách đặt tên các vị thuốc bắc trong y học cổ truyền

  • Dựa theo hình dạng: Các vị thuốc được đặt tên theo hình dạng có thể kể đến như Nhân sâm (loại củ có rễ gần giống hình người), Thái tử sâm (loại sâm nhỏ, củ mập mạp trông giống trẻ nhỏ), Ô đầu (loại thuốc giống đầu con quạ), Ngưu tất (loại thuốc có hình dạng giống đầu gối con trâu)…
  • Dựa theo màu sắc: Hồng hoa (loại hoa màu hồng), Tử thảo (cỏ tím), Bạch truật (củ màu trắng…)
  • Dựa theo tính vị: Vị thuốc đông y có 5 vị khác nhau nên dựa theo đó có thể kết hợp để đặt tên cho thuốc như Cam thảo (cỏ vị ngọt), Khổ sâm (củ sâm có vị đắng), Đinh hương (loại cỏ thơm)…
  • Dựa theo đặc điểm sinh học: Đông trùng hạ thảo (mùa đông giống ấu trùng, mùa hạ giống cây), Hạ khô thảo (loại cổ khô héo vào mùa hạ), Kim ngân (chỉ thảo dược có thể sống giữa sự khắc nghiệt của mùa đông)…

108 vị thuốc bắc phổ biến thường dùng

Dân gian Việt Nam có bài thơ về các loại thuốc Bắc.thường hay sử dụng

Các vị thuốc bắc thơ VN sưu tầm Các vị thuốc bắc Các vị thuốc bắc
Trước kính lạy trông ơn bối mẫu,Sau tỏ lòng thục nữ hồng hoa.

Đôi ta từ bán hạ giao hòa,

Lòng những ước liên kiều hai họ.

Duyên xích thược anh đà gắn bó,

Nghĩa quế chi em khá ghi lòng.

Mặc dù ai trỗi tiếng phòng phong,

Đôi ta nguyện cùng nhau cát cánh.

Ngồi nhớ tới đào nhơn cám cảnh,

Nỡ để cho quân tử ưu phiền.

Muốn sao cho nhơn nghĩa huỳnh liên,

Thì mới đặng vui vầy viễn chí.

Ngồi buồn chốn mạch môn thăn thỉ,

Nhớ thuyền quyên tục đoạn gan vàng.

Ơn cha mẹ nghĩa tợ hoài san,

Công song nhạc tình đà đỗ trọng.

Ngày vái tới thiên môn lồng lộng,

Đêm nguyện cùng thục địa chiếu tri.

Dạ muốn cho trọn chữ đương quy,

Vậy nên phải cạn lời bạch truật.

Bấy lâu tưởng linh tiêu phục dực,

Nay mới tường độc hoạt loan phòng.

Trách dạ em nhiều nỗi xuyên khung,

Chạnh tủi phận lòng này cam toại.

Vì nhẫn nhục không trông trái phải,

Nỡ phụ người bạch chỉ chi nhân.

Tưởng cùng nhau tụ hội châu trần,

Hay đâu bậu ký sanh viễn địa.

Này kinh giới chẳng toàn nhơn nghĩa,

Chốn tiền hồ nguyệt kết liễu châm.

Tai vẳng nghe nổi tiếng huỳnh cầm,

Chạnh tủi phận đằm đằm trạch tả.

Nhớ trinh nữ lòng dao cắt dạ,

Quặn nhơn bào tựa muối xát lòng.

Ngùi châu sa lụy ngọc ròng ròng,

Đoạn thần khúc đề thơ trách bậu.

 

89 Giảo cổ lam
90 Hạ diệp châu
91 Hạ khô thảo
92 Hà thủ ô đỏ
93 Hắc chi ma
94 Hải cáp xác
95 Hải kim sa
96 Hải long
97 Hải mã
98 Hải tảo
99 Hạn liên thảo
100 Hạnh nhân
101 Hậu phác
102 Hoa hòe
103 Hoả ma nhân
104 Hoài sơn
105 Hoàng bá
106 Hoàng cầm
107 Hoàng đằng
108 Hoàng kỳ
109 Hoàng liên
110 Hoàng nàn
111 Hoàng tinh
112 Hoạt thạch
113 Hoắc hương
114 Hổ cốt
115 Hồ đào nhân
116 Hồ tiêu
117 Hổ trượng
118 Hồ tuy
119 Hồng đường
120 Hồng hoa
121 Hồng sâm
122 Hùng hoàng
123 Hương phụ
124 Huyền sâm
125 Huyết dư thán
126 Huyết giác
127 Huyết kiệt
128 Hy thiêm
129 Ích mẫu thảo
130 Ích trí nhân
131 Kê huyết đằng
132 Kê nội kim
133 Kê Tử Hoàng
134 Kha tử
135 Khiếm thực
136 Khiên ngưu tử
137 Khổ luyện căn bì
138 Khổ sâm
139 Khổ tửu
140 Khoan cân đằng
141 Khoản đông hoa
142 Khương hoàng143 Khương hoạt144 Kim anh
145 Kim ngân
146 Kim tiền thảo

147 Kinh giới
148 La hán quả

149 Lai phục tử
150 Lệ chi hạch
151 Liên nhục
152 Liên kiều

153 Linh chi

154 Lô hội

155 Long cốt
156 Long đởm thảo

157 Long não

158 Long nhãn nhục

159 Lúa mì
160 Mã đề
161 Ma hoàng
162 Mã tiền
163 Mã xỉ hiện
164 Mạch đông
165 Mạch môn

166 Mạch nha
167 Mạn đà hoa

168 Mạn kinh tử
169 Mật ong
170 Mật mông hoa

171 Mẫu lệ

172 Mễ nhân
173 Miết giáp
174 Mộc hương
175 Mộc miên

176 Mộc miết

177 Mộc nhĩ
178 Mộc qua

179 Mộc thông
180 Một dược

181 Nga truật
182 Ngải diệp (ngải cứu)

183 Ngẫu tiết
184 Ngọc trúc
185 Ngô công (con rết
186 Ngũ vị tử

187 Nguyên hoa

188 Nguyệt quế hoa

189 Ngư tinh thảo

190 Ngưu bàng tử

191 Ngưu hoàng

192 Ngưu tất

193 Nhân sâm
194 Nhân trần

195 Nhĩ hương thảo

196 Nhục đậu khấu

197 Nhục quả

198 Nhục quế

199 Nhục thung dung

200 Nữ trinh tử201 Ô dược

202 Ô mai

203 Ô tặc cốt

204 Ô tiêu xà

205 Phan tả diệp

206 Phật thủ

207 Phòng kỷ

208 Phòng phong

209 Phù bình

210 Phụ tử

211 Phục linh

212 Qua lâu

213 Quán chúng

214 Quế chi

215 Quy bản

216 Quyết minh tử

217 Sa nhân

218 Sa sâm

219 Sa uyển tử

220 Sài hồ

221 Sang liễu

222 Sinh địa

223 Sinh địa hoàng

224 Sinh khương

225 Sơn dược

226 Sơn đậu căn

227 Sơn trà

228 Sơn thù du

229 Sử quân tử

230 Tam lăng

231 Tam thất

232 Tang

233 Tang bạch bì

234 Tang chi

235 Tang diệp

236 Tang ký sinh

237 Tang phiêu diêu
238 Tang thầm

239 Tần bì
240 Tần giao

241 Tây dương sâm

242 Tê giác

243 Tế tân

244 Thạch Cao

245 Thạch lựu

246 Thạch lựu bì

247 Thạch quyết minh

248 Thạch xương bồ

249 Thanh bì

250 Thanh hao

251 Thanh tương tử

252 Thảo đậu khấu

253 Thảo quả

254 Thăng ma

255 Thần khúc

256 Thất diệp nhất chi hoa
257 Thị đế

258 Thiên hoa phấn

259 Thiên ma

260 Thiên môn đông

261 Thiên nam tinh

262 Thiên niên kiện

263 Thiên thảo

264 Thiên trúc hoàng

265 Thỏ ti tử

266 Thổ phục linh

267 Thông thảo

268 Thục địa hoàng

269 Thủy điệt

270 Thuyền thoái

271 Thương lục

272 Thương nhĩ tử

273 Thương truật

274 Thường sơn

275 Tiên hạc thảo

276 Tiên mao

277 Tiền hồ

278 Tiểu hồi hương

279 Toan táo nhân

280 Tô diệp

281 Tô mộc

282 Tô hợp hương

283 Tô tử

284 Toàn yết
285 Trạch lan

286 Trắc bá diệp

287 Trầm hương

288 Trần bì

289 Tri mẫu

290 Trúc diệp

291 Trúc lịch

292 Trúc nhự

293 Tục đoạn

294 Tử thảo

295 Tử uyển

296 Tỳ bà diệp

297 Tỳ giải

298 Vạn niên thanh

299 Viễn chí

300 Vương bất lưu hành
301 Xa tiền tử

302 Xạ can

303 Xạ hương

304 Xích thạch chi

305 Xích thược

306 Xích tiểu đậu

307 Xuyên khung

308 Xuyên sơn giáp
309 Xuyên tâm liên

310 Xuyên tiêu

311 Ý dĩ nhân

Danh sách tên các vị thuốc bắc bản không đầy đủ

Khi sử dụng các vị thuốc bắc nên kiêng gì?

Nếu muốn các vị thuốc bắc phát huy tác dụng cao, người bệnh cần kiêng những điều sau đây:

  • Khi sử dụng các loại thuốc bắc giải cảm, cần kiêng ăn các thực phẩm mặn, chua vì có thể gây phản tác dụng. Nếu trong thuốc có chứa mật ong thì cầm kiêng ăn hành để tránh làm giảm tác dụng và vị thơm, ngọt của thuốc.
  • Nếu uống thuốc giải độc, thanh nhiệt, điều trị các chứng bệnh dị ứng, mề đay thì cần kiêng ăn hải sản (cua, sò, cá biển, tôm…), không ăn lòng trắng trứng, nhộng… Vì chúng có thể làm triệu chứng tăng nặng, khiến bệnh nghiêm trọng hơn.

Sử dụng thuốc bắc nên kiêng gì ? 

  • Dùng thuốc bắc an thần thì cần tránh xa các thực phẩm, chất có vị cay, nóng (hạt tiêu, ớt, mù tạt), chất kích thích, đồ uống có cồn, thịt chó…
  • Sử dụng thuốc tân ôn giải biểu, trừ hàn, thuốc điều hòa khí huyết cần kiêng ăn các thực phẩm tanh, lanh như ốc, cua, ba ba, mùng tơi, rau dền, thịt trâu… Vì có thể làm cản trở việc giải hàn tà.
  • Thuốc trị dạ dày, kích thích tiêu hoá, tiêu thực, kiện tỳ cần tránh thức ăn nhiều dầu mỡ, gây khó tiêu, tràng vị hấp thụ kém.
  • Thuốc trừ đàm, bổ phế, thanh phế khi uống cần kiêng ăn chuối tiêu vì dễ gây rối loạn tiêu hóa.
  • Các loại thuốc bổ khi sử dụng không nên ăn hoa quả, rau có tính lợ tiểu (đậu xanh, giá đỗ, cả bẹ…). Những thực phẩm này có thể thải trừ thuốc, giảm hiệu quả.
  • Khi dùng thuốc bắc chống nôn, người bệnh không nên ăn các thực phẩm lạnh, tanh hoặc tươi sống. Nếu uống thuốc xong nhưng vẫn có triệu chứng nôn, có thể lấy mấy nhánh gừng sống, rửa sạch, giã nát, vắt nước cốt và đun sôi. Uống khi còn ấm để giảm nôn.
  • Ngoài ra, khi uống thuốc bắc cũng không nên uống nước trà, sữa, trừ những bài thuốc dùng trà làm vị. Bởi chúng có thể cản trở cơ thể hấp thụ thuốc.

Lưu ý khi dùng các vị thuốc bắc

Nhiều người cho rằng thuốc Bắc sử dụng nguyên liệu thiên nhiên, nên không có tác dụng phụ. Điều này dẫn đến các cách sử dụng thuốc Bắc sai lầm như dùng quá liều quá lâu, phối hợp các vị thuốc không theo tỷ lệ hợp lý. Thực tế mỗi vị thuốc đều có thể tác động tới nhiều cơ quan. Trong quá trình điều trị bệnh phát sinh ở một cơ quan này, thuốc đồng thời gây ra tác dụng phụ không mong muốn ở cơ quan khác.

Tuy nhiên Theo các chuyên gia y học cổ truyền các vị thuốc trong phương thuốc Đông y không phải kết với nhau một cách tùy tiện theo kiểu chất đống. Mà sự phối hợp này luôn tuân theo quy tắc, trật tự nghiêm ngặt có chủ, có thứ, có chính, có phụ. Tương ứng với đó là quân, thần, tá, sứ.

Tá dược: Là vị thuốc bổ trợ cho quân dược và thần dược, có tác dụng điều trị các triệu chứng phụ của bệnh.

Chính vì vậy mà một bài thuốc trong đông y rất ít hoặc là gần như không có tác dụng phụ.